1. Quần áo chống hóa chất là gì?
Quần áo chống hóa chất hay còn có tên gọi khác là quần áo bảo hộ chống hóa chất, tên tiếng Anh là Chemical Protective Clothing. Đây là những bộ trang phục được sử dụng nhằm bảo vệ sự an toàn cho người lao động tránh bị phơi nhiễm với các hóa chất độc hại trong khi làm việc.
Quần áo chống hóa chất là gì?
Quần áo chống hóa chất được coi là lớp bảo vệ cần thiết đảm bảo an toàn hóa chất. Tuy nhiên không có một vật liệu nào có khả năng ngăn thấm hóa chất vĩnh viễn, vì vậy nó không thể thay thế hoàn toàn với các biện pháp chủ động hơn như kiểm soát kỹ thuật.
2. Vai trò của quần áo chống hóa chất
Quần áo chống hóa chất đóng vai trò quan trọng, công dụng chính là đảm bảo sự an toàn của người lao động trong môi trường làm việc khắc nghiệt, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất. Những bộ quần áo này hạn chế đến mức thấp nhất sự xâm nhập cũng như các ảnh hưởng tiêu cực của hóa chất đến sức khỏe con người. Với mỗi một ngành nghề cụ thể và từng loại hóa chất khác nhau mà các bộ quần áo bảo hộ có thiết kế và đặc điểm khác nhau để đáp ứng với những yêu cầu khắt khe, tiêu chuẩn cao để đảm bảo an toàn hóa chất.
Chính vì vậy khi mua quần áo chống hóa chất cần xem xét đến mức độ bảo vệ cần thiết để chọn một bộ trang phục bảo hộ đầy đủ. Các phần của trang phục bảo hộ gồm có:
- Quần áo bảo hộ.
- Bảo vệ hô hấp: Thiết bị thở, mặt nạ phòng độc.
- Bảo vệ đầu: Mũ bảo hiểm.
- Bảo vệ thính giác: Nút tai.
- Bảo vệ mắt: Tấm che mặt, kính an toàn.
- Găng tay.
- Giày bảo hộ, ủng bảo hộ.
Ngoài công dụng chống hóa chất thì bộ trang phục này cũng có thêm khả năng chống lây nhiễm, chống tĩnh điện, hạn chế bám bụi…
3. Các cấp độ bảo vệ của quần áo chống hóa chất
Theo tiêu chuẩn châu Âu – EPA đã phân loại quần áo bảo hộ chống hóa chất thành bốn cấp độ, với A là cấp độ bảo vệ cao nhất và D là cấp độ bảo vệ thấp nhất. Các mức độ này dựa trên mức độ bảo vệ da và bảo vệ đường hô hấp của người dùng.
Phân loại quần áo bảo hộ chống hóa chất
3.1 Cấp độ A
- Đây là cấp độ bảo vệ da và hô hấp cao nhất.
- Trang phục bao gồm một bộ đồ kín hoàn toàn, kín hơi với thiết bị bảo vệ hô hấp bao gồm thiết bị thở (SCBA) hoặc mặt nạ phòng độc. Bên cạnh đó có kèm theo liên lạc vô tuyến nội bộ, mũ bảo hiểm, ủng và găng tay. Quần áo chống hóa chất cấp độ A được sử dụng khi cần bảo vệ khỏi hơi và chất lỏng.
3.2 Cấp độ B
- Là cấp độ bảo vệ hô hấp cao nhất với khả năng bảo vệ da giảm hơn 1 chút so với cấp độ A.
- Bao gồm quần áo chống hóa chất có thể được bao bọc hoàn toàn hoặc không, kết hợp với thiết bị thở tự kiềm chế (SCBA) hoặc mặt nạ phòng độc. Có thể kèm theo liên lạc vô tuyến, bảo vệ đầu, tấm che mặt, ủng và găng tay.
- Được sử dụng khi giảm nguy cơ tiếp xúc với hơi hóa chất nhưng có những lo ngại về việc tiếp xúc với đường hô hấp.
3.3 Cấp độ C
- Giảm khả năng bảo vệ đường hô hấp cùng với giảm khả năng bảo vệ da.
- Bao gồm một bộ quần áo chống văng chất lỏng (quần yếm) kết hợp với mặt nạ lọc không khí. Bộ đồng phục cũng có thể bao gồm liên lạc vô tuyến, bảo vệ đầu, tấm che mặt, ủng và găng tay.
- Được sử dụng khi giảm nguy cơ da tiếp xúc với hóa chất nhưng lo ngại về chất gây ô nhiễm trong không khí.
3.4 Cấp độ D
- Mức độ bảo vệ cần thiết thấp nhất.
- Bộ đồng phục bao gồm quần áo bảo hộ lao động tiêu chuẩn, tấm che mặt hoặc kính an toàn, găng tay và ủng.
- Có thể sử dụng ở những nơi không có khả năng hóa chất bắn vào người lao động và không có chất gây ô nhiễm có thể gây hại cho đường hô hấp.
4. Cách để lựa chọn quần áo chống hóa chất đúng
Việc lựa chọn quần áo chống hóa chất đúng, phù hợp với tính chất công việc rất quan trọng. Không những đảm bảo an toàn cho người lao động mà chúng còn giúp công việc được tiến hành trơn tru, linh hoạt. Những lưu ý giúp chọn quần áo chống hóa chất hoàn hảo nhất có thể kể đến như:
- Tìm hiểu về loại hóa chất làm việc: Về trạng thái tồn tại (thể rắn, lỏng hay khí), tính chất lý, hóa của hóa chất
Chọn quần áo bảo hộ tùy theo loại hóa chất
- Cân nhắc tính chất công việc, tần suất tiếp xúc với hóa chất; chú ý đến bộ phận nào của cơ thể trong khi làm việc có thể phơi nhiễm với hóa chất.
- Nhiệt độ môi trường là việc với hóa chất.
- Độ dày của quần áo chống hóa chất: Chọn quần áo bảo hộ chống hóa chất càng dày càng tốt. Khi tăng độ dày lớp vải thì thời gian mà hóa chất thẩm thấu sẽ dài hơn. Tuy nhiên khi đó quần áo sẽ khá cồng kềnh, gây khó khăn cho việc di chuyển cũng như cầm nắm. Nhất là khi làm việc với hóa chất thì yêu cầu sự chính xác cao hơn. Do đó nên chọn quần áo chống hóa chất với độ dày cần thiết phù hợp với hóa chất tiếp xúc.
- Chú ý đến chất liệu vải may của quần áo chống hóa chất: Các loại vải dệt thông thường sẽ không có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của hóa chất. Thông thường để sản xuất quần áo chống hóa chất sẽ chọn chất liệu vải polymer. Vì vậy khi chọn lựa sản phẩm, người dùng cần kiểm tra loại vải xem có phù hợp với yêu cầu của mình không?
- Để chọn lựa quần áo chống hóa chất tốt nhất thì nên tiến hành thử nghiệm quần áo trong môi trường làm việc với hóa chất đó. Từ đó chúng ta có cơ sở chính xác về các thông số kỹ thuật để chọn ra bộ trang phục bảo hộ an toàn nhất giúp bảo vệ sức khỏe người lao động.